Wikichame
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sức khoẻ
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Từ 12 đến 18 tuổi
  • Tâm hồn
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Tâm lý mẹ
  • Kỹ năng
  • Tài liệu tham khảo
    • Sách cho con
    • Sách cho cha mẹ
  • Về Wikichame
    • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Sức khoẻ
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Từ 12 đến 18 tuổi
  • Tâm hồn
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Tâm lý mẹ
  • Kỹ năng
  • Tài liệu tham khảo
    • Sách cho con
    • Sách cho cha mẹ
  • Về Wikichame
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Wikichame
No Result
View All Result
Home Cảm nhận sách

“Dùng” mẹ thế nào cho hiệu quả?

Nhìn dòng chữ hướng dẫn vận hành, ai cũng nghĩ ngay đến thứ máy móc nào đó, ấy thế mà với bố con Tetsuya, điều đó cũng có thể áp dụng với con người. Hướng dẫn sử dụng Mẹ là cuốn sách vô cùng dễ thương mà bất cứ gia đình nào cũng nên đọc kỹ “hướng dẫn” để người lớn và trẻ em biết cách “dùng” nhau.

Wikichame by Wikichame
Tháng Ba 12, 2020
in Cảm nhận sách, Sách cho cha mẹ, Sách cho con
0
“Dùng” mẹ thế nào cho hiệu quả?
0
SHARES
44
VIEWS

Câu chuyện bắt đầu từ bài văn tả Mẹ của mình của Tetsuya, cậu học sinh lớp 4 đang “bức xúc” với mẹ. Buổi sáng hôm ấy cậu bị mẹ mắng, thế là cậu “nói xấu” mẹ trong bài văn của mình. Chân dung mẹ trong mắt một cậu học sinh lớp 4 đã được phác họa qua lời văn chân thực, tự nhiên và hết sức ngộ nghĩnh, từ hình ảnh mẹ thường xuyên cằn nhằn và lấy con làm nơi trút cơn tức giận đến chuyện mẹ khá keo kiệt khi toàn cất thức ăn để dành cho khỏi lãng phí, cuối cùng khiến đồ ăn hết hạn trong tủ lạnh; mẹ thường xuyên giục con nhanh lên trong khi người chuẩn bị chậm chạp nhất lại là mẹ…

Điều bất ngờ là bài văn đầy ấm ức của Tetsuya lại được cô giáo khen hay, và ngay cả khi đem về nhà xin chữ ký phụ huynh, bố cậu cũng đọc mà vô cùng khoái chí. Cuộc nói chuyện giữa “những người đàn ông với nhau” của hai bố con khiến Tetsuya nảy ra ý tưởng về việc… “dùng” mẹ làm sao cho tốt.

Cũng giống “như cái máy tính và cái đầu quay video, nếu không biết cách sử dụng, nó sẽ không hoạt động được và dễ hỏng hóc”, cho nên, chỉ cần biết “cách sử dụng mẹ”, mọi thứ sẽ dễ dàng, giống như cách mẹ của cậu đã “dùng” bố rất khéo léo để biến bố từ người không biết nấu ăn mà vui vẻ trở thành bếp trưởng gia đình trong mỗi ngày chủ nhật vậy. Và thế là, cậu bé Tetsuya tìm đọc hàng loạt bản hướng dẫn sử dụng các loại máy móc ở trong nhà, để tham khảo mà viết nên một bản Hướng dẫn sử dụng Mẹ cho bản thân nhằm “vận hành” mẹ tốt nhất có thể.

Mẹ có “tính năng” gì? Phương pháp nào để “sử dụng” mẹ? Mẹ có cần được “bảo dưỡng” hay không?… Hướng dẫn sử dụng Mẹ của Tetsuya liệt kê rất chi tiết, thú vị tình trạng, cách vận hành, sửa chữa, phương pháp chăm sóc, thậm chí cả lưu ý khi “sử dụng” mẹ. Bằng giọng văn trẻ con thông minh, ngộ nghĩnh, hài hước, tác phẩm khiến người đọc thường xuyên phải bật cười. Chỉ là một câu chuyện nhỏ, đời thường nhưng cuốn sách lại là bài học trải nghiệm giàu tính nhân văn.

Hướng dẫn sử dụng Mẹ không chỉ là “món ăn ngon” đầy ý nghĩa cho trẻ em, mà còn “bổ dưỡng” cho cả người lớn. Cuốn sách giúp phụ huynh thêm hiểu con em mình, từ đó cũng rút kinh nghiệm để bố mẹ và con cái cùng biết cách “sử dụng” nhau một cách “hiệu quả” và hứng khởi nhất.

Hướng dẫn sử dụng Mẹ thuộc dòng sách Ehon của Nhật Bản, dòng sách vốn được coi là “thực phẩm tâm hồn cho trẻ”. Sách do NXB Lao động và Thaihabook liên kết xuất bản.

Theo báo Hà Nội Mới.

Tags: hướng dẫn sử dụng mẹSách cho cha mẹsách cho con
Bài trước

Bộ Y tế khuyến cáo: 3 đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu nhiễm Covid-19

Bài kế tiếp

Làm mẹ - thiên chức đang bị bóp méo

Wikichame

Wikichame

Bài kế tiếp
Làm mẹ – thiên chức đang bị bóp méo

Làm mẹ - thiên chức đang bị bóp méo

Trả lời Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trending

30 cách khen – cách mắng – cách phạt con (Phần 1)

30 cách khen – cách mắng – cách phạt con (Phần 1)

4 năm ago
“Mẹ không cần con trở thành ông nọ bà kia, mẹ chỉ mong con sống hạnh phúc và làm một người tử tế”

“Mẹ không cần con trở thành ông nọ bà kia, mẹ chỉ mong con sống hạnh phúc và làm một người tử tế”

1 năm ago

Đọc nhiều nhất

30 cách khen – cách mắng – cách phạt con (Phần 1)

30 cách khen – cách mắng – cách phạt con (Phần 1)

4 năm ago
“Mẹ không cần con trở thành ông nọ bà kia, mẹ chỉ mong con sống hạnh phúc và làm một người tử tế”

“Mẹ không cần con trở thành ông nọ bà kia, mẹ chỉ mong con sống hạnh phúc và làm một người tử tế”

1 năm ago
Tại sao cần giúp anh chị em trong gia đình hoà thuận với nhau?

Tại sao cần giúp anh chị em trong gia đình hoà thuận với nhau?

11 tháng ago
Trẻ hay cãi lời: Nguyên nhân và cách giải quyết

Trẻ hay cãi lời: Nguyên nhân và cách giải quyết

4 năm ago
Nuôi con không có cha

Nuôi con không có cha

1 năm ago
  • Về Wikichame
  • Từ 0 đến 3 tuổi
  • Từ 3 đến 6 tuổi
  • Từ 6 đến 12 tuổi
  • Từ 12 đến 18 tuổi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sức khoẻ
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Từ 12 đến 18 tuổi
  • Tâm hồn
    • Giai đoạn mang thai
    • Từ 0 đến 3 tuổi
    • Từ 3 đến 6 tuổi
    • Từ 6 đến 12 tuổi
    • Tâm lý mẹ
  • Kỹ năng
  • Tài liệu tham khảo
    • Sách cho con
    • Sách cho cha mẹ
  • Về Wikichame
    • Liên hệ

Copyrights 2019 @ All rights reserved.